Dược liệu có vị ngọt, hơi đắng, tính mát bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, chỉ khát tiêu đờm, làm se, nhuận táo, chống co thắt, được dùng trong những trường hợp sau.
Măng tre là chồi non của một số cây thuộc họ tre (Bambusaceae). Chỉ dùng măng cây tre già hay tre mỡ. Măng hình nón, phủ bởi những vòng năng cứng, đầu xẻ thành tua ngắn. Người ta thu hoạch măng tre vào mùa xuân khi chồi nhú khỏi mặt đất cao 15-20cm. Lột mo nang, rửa sạch, thường dùng tươi. Dược liệu có vị ngọt, hơi đắng, tính mát bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, chỉ khát tiêu đờm, làm se, nhuận táo, chống co thắt, được dùng trong những trường hợp sau.
Chữa hen suyễn, thấp khớp: măng tre 40g giã nát, ép lấy nước. Ốc sên hoa 2 con to (loài ốc có vỏ dày, bóng, màu vàng nâu đen, miệng không có vảy) đập vỏ, bỏ ruột, chỉ lấy phần thịt đem xát với muối và phèn chua, rửa sạch cho hết nhớt, nước vàng, thái nhỏ rồi nấu lấy nước đặc. Trộn hai nước, uống làm 1-2 lần trong ngày. Dùng trong thời gian dài.
Chữa sốt cao: măng tre 30g, thái nhỏ, ép cùng với gừng tươi 10g lấy nước uống làm một lần. Ngày uống hai lần.
Chữa ho, viêm họng: măng tre 20g, me chua đất hoa vàng 20g, rễ dâu (phần vỏ trắng ở trong) 10g, tẩm mật, sao vàng, gừng 8g. Tất cả giã nát, thêm ít đường trắng hoặc mật ong, hấp cơm 10-15 phút. Lấy ra để nguội, uống làm hai lần trong ngày.
Chữa mụn nhọt, đầu đinh: măng tre mới nhú 20g, bồ công anh 10g, gừng tươi 5g, thái nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống trong ngày.
Chữa sâu quảng, lở loét: dùng ngoài măng tre 100g phối hợp với quả hồi 50g, lá chanh 50g, lá thuốc lào 50g, rửa sạch, giã nát, đắp chữa sâu quảng, lở loét.
Nhiều người cho rằng ăn măng tre thường xuyên sẽ giảm béo. Người tỳ vị hư hàn hoặc đang dưỡng bệnh không nên dùng măng tre vì khó tiêu, người bị bệnh sốt rét ăn măng tre dễ bị tái phát.
Theo Suckhoedoisong