Dưới đây là những món ăn được chế biến từ rau quả có thể chữa trị các bệnh thông thường của trẻ em:
Chè hạt anh đào trị sởi:
Nguyên liệu: 20 hạt anh đào, đường trắng vừa đủ.
Chế biến: Hạt anh đào rửa sạch giã nhuyễn, thêm 300 ml nước nấu sôi, chuyển lửa nhỏ đun 20 phút, lấy nước thêm ít đường. Chia vài lần uống ấm, mỗi ngày 200 ml.
Công dụng: Trị sởi không mọc hoặc sởi mọc không hết. Hạt anh đào có vị cay tính bình, làm sởi mọc, cũng có thể dùng dự phòng khi có dịch.
Canh đại táo – cà rốt trị ho gà:
Nguyên liệu: 12 quả đại táo, 200 g cà rốt.
Chế biến: Đại táo và cà rốt lần lượt rửa sạch, cắt lát, đổ nước vừa đủ, ninh thành canh thì dùng. Chia 2 lần dùng sáng và chiều, dùng liền 10 ngày.
Công dụng: Món canh dùng đại táo bổ phổi dưỡng vị, cà rốt giúp tan đàm chữa ho. Dùng chữa trẻ bị ho gà hay các triệu chứng ho khạc, ho khó kèm đàm trắng, chán ăn, mỏi mệt mất sức.
Ho gà là một bệnh viêm đường hô hấp thường gặp ở trẻ em. Ho mang tính co thắt, đặc biệt sau khi ho có tiếng rống hít hơi, tức tiếng “ho gà”, sau cùng khạc ra đàm lẫn bọt.
Quả tắc chữa rối loạn tiêu hóa:
Nguyên liệu: 10 quả tắc, đường trắng vừa đủ.
Chế biến: Quả tắc lột vỏ, rửa sạch, bỏ hạt, cắt nhuyễn, thêm nước và ít muối đun sôi, dùng uống thay trà, cũng có thể thêm đường trắng vừa đủ. Dùng cho trẻ khoảng 1 tuổi, mỗi lần 20-30 ml, ngày 3-6 lần.
Công dụng: Chữa rối loạn tiêu hóa, với các triệu chứng chán ăn, tiêu chảy, gầy ốm…
Nước táo mèo – mạch nha chữa chứng chán sữa:
Nguyên liệu: 20 g táo mèo sống, 10 g mạch nha (sao).
Chế biến: Táo mèo bỏ hạt, cắt lát, cùng mạch nha (sao) hãm với nước sôi và dùng để uống liên tục.
Công dụng: Chữa chứng chán sữa, rối loạn tiêu hóa.
Chè táo mèo điều chỉnh chức năng tiêu hóa:
Nguyên liệu: 40 g táo mèo, 100 g gạo, đường trắng vừa đủ.
Chế biến: Táo mèo rửa sạch, gạo vo sạch; táo mèo cho vào nồi đất, thêm nước vừa đủ, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ đun đến khi táo mèo nhừ, bỏ bã, đổ gạo nấu đến nở, ninh thành chè. Mỗi ngày dùng 1-2 lần, dùng trong 1 tuần.
Công dụng: Điều chỉnh chức năng tiêu hóa và chữa rối loạn tiêu hóa.
Cháo lê chữa chứng chán ăn:
Nguyên liệu: 3 quả lê, 50 g gạo.
Chế biến: Quả lê rửa sạch, bỏ lõi, cả vỏ cắt nhuyễn, thêm nước vừa đủ, nấu với lửa nhỏ nửa giờ, bỏ bã, thêm gạo đã vo sạch, ninh thành chè. Dùng mỗi lần 1 chén, ngày 2-3 lần, dùng liền 10 ngày.
Công dụng: Dùng chữa chứng chán ăn ở trẻ em.
Táo tây chữa tiêu chảy:
Nguyên liệu: Vài quả táo tây.
Chế biến: Táo tây rửa sạch, gọt vỏ, chưng cách thủy cho chín, xay nhuyễn. Mỗi lần dùng khoảng 100 g, ngày 4 lần. Trẻ dưới 1 tuổi mỗi lần dùng khoảng 50 g, ngày 3-4 lần. Khi ăn táo không dùng các thức ăn khác. Sau khi bệnh tiến triển tốt thì giảm bớt ăn táo, thêm sữa bò, mì sợi với lượng thích hợp.
Công dụng: Điều chỉnh chức năng tiêu hóa, chữa bệnh tiêu chảy.
Chữa bệnh đái dầm bằng bạch quả và quả vải:
Nguyên liệu: Một ít bạch quả.
Chế biến: Bạch quả khô, rang chín, sử dụng dần. Trẻ 4-5 tuổi, mỗi lần dùng 2 quả; trẻ trên 5 tuổi, mỗi lần dùng 4-6 quả. Dùng ngày 2 lần, dùng liền 1 tuần, lột vỏ, nhai ăn.
Công dụng: Cô nước tiểu, chữa đái dầm.
Nguyên liệu: 10 quả vải khô.
Chế biến: Quả vải khô lột vỏ. Mỗi tối trước khi ngủ ăn 10 quả vải, dùng liền 1 tháng, thích hợp vào mùa lạnh.
Công dụng: Chữa bệnh đái dầm.
Cháo hạt dẻ – đại táo trị chứng tiểu nhiều:
Nguyên liệu: 2 hạt dẻ khô, 3 quả đại táo,
50 g gạo.
Chế biến: Hạt dẻ phơi khô bóc vỏ, tán bột, đại táo rửa sạch, gạo vo sạch, tất cả nguyên liệu cho vào nồi, thêm nửa lít nước, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh 15 phút, thêm bột hạt dẻ trộn đều thì hoàn tất. Ngày dùng 2 lần, dùng liền 1 tuần.
Công dụng: Trị chứng tiểu nhiều, tiểu dày ở trẻ với các triệu chứng uể oải, chán ăn, sắc mặt vàng…
Chè táo đỏ – nấm mèo chữa thiếu máu:
Nguyên liệu: 20 quả táo đỏ, 15 g nấm mèo đen, đường phèn vừa đủ.
Chế biến: Táo đỏ rửa sạch, nấm mèo đen rửa sạch, ngâm nước ấm cho nở. Hai thứ cùng cho vào thố, thêm nước và đường phèn vừa đủ, chưng cách thủy 1 giờ thì hoàn tất. Mỗi lần ăn 1 chén, ngày 2 lần, dùng liền 10 ngày.
Công dụng: Bổ máu, tăng sức; chữa thiếu máu do thiếu sắt với các triệu chứng váng đầu mất sức, thở ngắn, mặt vàng, gầy ốm.
Theo Phunutoday