Gác lửng không chỉ giúp gia tăng diện tích sử dụng mà còn tạo điểm nhấn kiến trúc ấn tượng cho ngôi nhà. Để gác lửng phát huy hêt công năng, bạn cần lưu ý một số nguyên tắc cơ bản khi thiết kế.
Gác lửng giúp gia tăng diện tích sử dụng theo chiều cao. Do đó, đây là giải pháp lý tưởng đối với những ngôi nhà nhỏ hẹp. (Ảnh: Dienmaycholon) |
Gia chủ nên bố trí gác lửng trên diện tích khoảng 2/3 chiều sâu ngôi nhà. (Ảnh: Kientruc) |
Thông thường, gác lửng có độ cao từ 2,5-2,8m. Nếu thấp hơn giới hạn này, ngôi nhà sẽ trở nên ngột ngạt, bí bức. (Ảnh: Vachnganviet) |
Tầng có gác lửng nên cao từ 4-4,5m. (Ảnh: 123thue) |
Một trong những nguyên tắc không thể bỏ qua khi thiết kế gác lửng là tổng diện tích của căn phòng không quá 80% diện tích tầng 1. (Ảnh: Nhadat) |
Với những ngôi nhà có lợi thế về chiều dài, gác lửng thường nằm trong tầng trệt, dùng làm nơi sinh hoạt chung. Phòng ngủ sẽ được bố trí trên tầng 2, tầng 3. (Ảnh: Bietthu3tang) |
Cầu thang dẫn lối lên gác lửng nên có thiết kế nhỏ gọn, ít bậc và chiếm ít diện tích tầng trệt. (Ảnh: Uyenuong) |
Cầu thang từ gác lửng nối với các tầng trên cần được bố trí ở khu vực khác và phân chia không gian hợp lý. (Ảnh: Pinimg) |
Đối với cầu thang lên gác lửng, bạn nên thiết kế theo dạng đứng. (Ảnh: Bizlive) |
Kim loại nhẹ, gỗ, kính cường lực… là những vật liệu phù hợp để thiết kế nên không gian gác lửng thoáng đẹp. (Ảnh: Chatriengcuatoi) |
Theo Kiến thức