Trong tiết trời mát mẻ, còn gì tuyệt hơn cả gia đình ngồi quây quần bên nhau, cùng nhâm nhi món ăn mới, tận hưởng vị ngọt của gà, vị thơm của thuốc bắc, vị đặc biệt của lá ngải.
Không quá cầu kỳ trong nguyên liệu, không đòi hỏi người nấu phải quá khéo léo, chỉ với cách nấu lẩu gà ngải cứu được giới thiệu sau đây, sẽ giúp bạn có thêm một món mới tuyệt ngon bổ sung vào cẩm nang ẩm thực của mình.
Chuẩn bị nguyên liệu:
– Gà: 1 con (khoảng 1,5 đến 2,0 kg)
– Thuốc bắc: 01 gói (loại bán sẵn ở các cửa hàng đồ khô dùng để hầm gà hoặc nấu lẩu)
– Các loại nấm: nấm hương, nấm kim châm, nấm đùi gà…
– Rau ngải cứu: 2 bó
– Váng đậu: 2 miếng
– Đậu phụ: 4 miếng
– Trứng vịt lộn: 5 quả
– Các gia vị: gừng tươi, hành, muối, mắm, hạt nêm, đường, bột ngọt…
– Rau ăn kèm: rau muống, rau cải (cải thảo, cải ngọt, cải cay),…
Cách nấu lẩu gà ngải cứu:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Chọn gà ngon, làm sạch lông, mổ bụng, xát muối lên da gà, rửa sạch loại bỏ hoàn toàn mùi hôi. Sau đó, chặt gà thành từng miếng vừa ăn. Cho thịt gà vào âu, ướp cùng hành khô băm nhỏ, sả đập dập, hạt nêm, bột ngọt, xóc đều đẻ gà ngấm gia vị.
– Lòng gà lòng sạch, bóp với muối, thái thành miếng cho cho riêng ra bát con.
– Các loại nấm, rửa sạch, cắt bớt chân, để ráo nước.
– Váng đậu: rán giòn cho phồng lên; đậu phụ rửa sạch nhẹ nhàng sau đó xắt miếng nhỏ vừa ăn, bày ra đĩa
– Ngải cứu và rau ăn kèm, nhặt sạch, rửa và ngâm qua trong nước muối loãng, sau đó vớt ra rổ để ráo nước.
Bước 2: Chế biến
– Sau khoảng 30 ướp, gà ngấm đều gia vị, cho vào nồi, đổ thêm khoảng 1,5 đến 2 lít nước, vặn lửa to, đến khi sôi cho thêm gói thuốc bắc vào ninh cùng. Sau đó điều chỉnh nhỏ lửa, ninh trong khoảng 20 phút, tra thêm gia vị sao cho vừa miệng.
– Sau đó chắt bớt một ít nước dùng ra âu khác, đập trứng vịt lộn vào nồi nước đang sôi, chú ý đập khéo để trứng trông bị nát. Đợi trứng chín là nước dùng đã hoàn thành.
Bước 3: Thưởng thức
– Sau khi có nước dùng, bạn cho nước vào nồi lẩu, bắc lên bếp từ (bếp điện hoặc bếp ga) đun lên. Khi nước sôi cho thêm váng đậu, đậu phụ, nấm, sau đó nhũng rau sống và ngải cứu là có thể dùng được.
– Bạn có thể dùng kèm lẩu với bún, mì tôm, bánh đa (mì chũi)…
Với cách nấu lẩu gà ngải cứu vừa được giới thiệu trên đây thật và đơn giản phải không bạn. Chỉ mất chưa đến 1 tiếng đồng hồ là bạn đã có ngay một nồi lẩu thơm núc cho cả gia đình.
Trong tiết trời mát mẻ, còn gì tuyệt hơn cả gia đình ngồi quây quần bên nhau, cùng nhâm nhi món ăn mới, tận hưởng vị ngọt của gà, vị thơm của thuốc bắc, vị đặc biệt của lá ngải. Còn băn khoăn gì nữa, món ăn này chắc chắc là lựa chọn không tồi cho bạn để cải thiện khaiai vị cho cả gia đình.
Chúc bạn thành công và ngon miệng!